Cách đây khoảng 3 tháng, khi mình đọc cuốn Sales Acceleration của Hubspot, mình đã rất ấn tượng với khái niệm 5 traits of successful sales people, trong đó xếp số 1 là Coachability.

Sample 1 bản đánh giá ứng viên Sales của Hubspot

Trong đó Hubspot định nghĩa Coacability là khả năng thẩm thấu và áp dụng những gì được coach rất là nhanh. Đây là kinh nghiệm mà Mark Roberge (VP của Hubspot) thời đó đã rút ra sau khi tuyển dụng hàng trăm sales dưới quyền mình và chính ông là người theo dõi sự phát triển của họ tại Hubspot. Và khi đã hiểu đây là yếu tố lựa chọn quan trọng nhất thì gần như 80% thời gian phỏng vấn của vị trí sales là dành cho mục đích này.


Sau đó reflect lại những gì mình trải qua sau 10 năm làm việc, mình thấy đây là một tiêu chuẩn cực kỳ tinh tế! Có những bạn rất trẻ gia nhập đội nhóm, dù lúc đầu thành tích cũng không có gì quá nổi trội, và kết quả cũng vậy. Nhưng sau khi đi cùng 1 thời gian, thì bạn ấy cực kỳ toả sáng. Mình không nghĩ công ty có thể giúp bạn ấy thay đổi nhiều đến thế. Nhưng thứ công ty tạo ra là những cơ hội/thử thách/ngữ cảnh để bạn ấy thể hiện & nhận được comment từ người khác, sau đó tự biến đổi mình. 

Đầu tiên, chúng ta sẽ bắt đầu từ định nghĩa “What does it mean to be coachable?”

“A person who is coachable not only responds well when given feedback, they ask for feedback. They view the input from others as a valuable tool in their development. They also are willing to take actions and make personal changes based on the feedback.”

Có một lĩnh vực, mà bạn thấy từ “coachable” cực kỳ chuẩn – đó là Thể thao. Những người tập luyện chuyên nghiệp họ dành phần lớn thời gian của mình để tập luyện theo 1 bộ môn nhất định và mong muốn đẩy được những chỉ số lên một chút một chút. Đó là một biểu hiện của Coachable. Bạn luyện tập, nhận feedback của Huấn luyện viên và dần thay đổi bản thân mình. Tương tự như vậy, trong rất nhiều vị trí khác nhau, bạn cũng hoàn toàn có thể trở thành “bọt biển” để hấp thu những lời gợi ý khác nhau. Michael Jordan cũng từng nói điều tương tự:

Có một điều phải nói ở đây, có những người sẽ có suy nghĩ: Khi approach 1 người khác và hỏi feedback, có phải người khác sẽ đánh giá mình là “unsure” về bản thân, cảm giác bị thiếu kỹ năng không? Thực tế không phải vậy, những người lãnh đạo đánh giá rất cao những người hay đi kiếm tìm feedback, vì đó là những người hiểu mình muốn gì nhất, có năng lực và dũng cảm. 


Ắt hẳn bạn đang nghĩ Làm thế nào để nâng cao khả năng Coachable. Một ngọn đèn sáng cần có nguồn điện khởi đầu, chưa nói sự biến đổi ở tầng sâu, nhưng chắc chắn ở phần “đầu phễu” chúng ta cũng cần cởi mở hơn để tiếp nhận feedback về bản thân mình & chúng ta cần dẫn lối cho sự biến đổi của bản thân mình. 5 bước bạn thực hành ngay được, để thực hành “coachable” tốt hơn:

1. Chủ động hỏi Feedback

Hãy hỏi những người khác (như sếp và đồng nghiệp) Họ đang nghĩ gì về bạn. Câu hỏi đơn giản có thể là “Give me one suggestion for what I could do to be more effective in my job.” 

2. Đảm bảo bạn hiểu Feedback từ người khác

Hãy đảm bảo bạn hiểu sự nghiêm túc và tầm quan trọng của thông điệp. Nếu chưa hiểu, bạn hãy hỏi cho kỹ tại sao người khác lại thấy bạn như vậy, example cho kết luận đó là như thế nào, cụ thể những hành vi nào đã được quan sát để họ có kết luận như thế về bạn. 

3. Cảm ơn người đưa feedback và xác nhận bạn còn mong muốn nhận thêm từ họ

Phản hồi của bạn về feedback sẽ quyết định bạn còn nhận được nhiều feedback hơn nữa, hay đây là lần cuối bạn nhận được từ người này. 

4. Hãy hỏi cách cải thiện

Người dành feedback cho bạn ắt hẳn là người có khả năng quan sát tốt, và có kinh nghiệm. Hãy hỏi họ về cách để cải thiện, thay đổi phong cahcs của mình, hoặc khởi nguồn cho 1 action nào đó giúp bạn thay đổi tốt hơn. 

5. Chào đón những feedback khó nhằn nhất 

Phải nói theo đúng ngôn ngữ xì tin là có một bộ mặt dày để chúng ta đón nhận những feedback khó nhằn nhất như là cơ hội để phát triển chứ ko phải là “personal attack” 


Thật ra mình viết đến đây xong vẫn chưa thoả mãn câu hỏi có trong đầu mình, làm thế nào để bản thân “coachable” hơn nữa, ngoài việc  mở lòng và đón nhận feedback liên tục. Có lẽ đâu đó còn là sự tập trung & rèn luyện bản thân cực kỳ kỷ luật để thay đổi được bản thân mình, bên cạnh việc có một phương pháp để thay đổi điều mình muốn nữa. Mình sẽ tìm đọc và quay lại chủ đề này trong 1 post sắp tới. 

Còn nếu bạn đang tìm một môi trường nhiều thử thách, nhiều cái khó, và những người đồng nghiệp sẵn sàng đi cùng nhau để học tập và phát triển, thì Magestore luôn đón chờ bạn nhé.

Job available đầu xuân 2020

SEO Specialist: https://career.magestore.com/seo-specialist/

Content Marketer: https://career.magestore.com/content-marketer/


Jasmine.