Title của bài viết mình không thay đổi gì so với nguyên gốc, vì thấy nó quá hay rồi. Bản thân bài viết này cuốn hút mình đọc vì cách dùng từ “cultivate” làm mình kết luôn trong 1 nốt nhạc. Cultivate cũng chính là điều cốt lõi của văn hoá Magestore. Một văn hoá nuôi dưỡng (hạn chế văn hoá đi săn bắn, ngầm hiểu là headhunt) – là nét điển hình của triết lý Agile bên cạnh môi trường “collaboration” mang tính hợp tác cao.

Bài viết gốc được đăng trên trang Entrepreneur.com: https://www.entrepreneur.com/article/333527 và chính bác tác giả cũng có cái mở đầu hay hay

Before you imagine awkward field trips and trust-building games, know that you don’t have to spend the day on a ropes course to develop cohesive teams.

Mình viết bài này như lời chúc mừng sinh nhật gửi đến anh Trung, sếp của mình. Một món quà thiết thực vì việc tìm “công thức” build 1 team cross function mạnh cũng là thứ team mình sẽ nghiền ngẫm thử nghiệm vào Quý làm việc tới đây.

Trải qua 13 năm gầy dựng công ty, tác giả rút ra được core principles trong việc xây dựng những team mạnh. Thay vì cố gắng tối ưu hoá team, chúng ta nên thay đổi mục tiêu để “nuture” họ. Cũng như con người, cỏ cây hay động vật cũng cần những điều kiện nhất định để phát triển mạnh mẽ, team làm việc cũng vậy. Có được những điều kiện cơ bản này, team của bạn sẽ được trang bị cực kỳ đầy đủ để làm việc trong môi trường cạnh tranh và đòi hỏi sự sáng tạo cao như hiện nay.

Growing tree

Tác giả đề cập 5 chiến lược giúp hình thành team mạnh, bao gồm:

  1. Feed them challenging problems
  2. Offer real independence
  3. Respect their time
  4. Give them some breathing room
  5. Foster a culture of warmth and energy

Đọc 5 chiến lược mà mình phải bật dậy để viết bài này ngay, vì nó đang rất đúng những chiến lược build team hiện giờ, mà hàng ngày, hàng tuần hàng tháng tụi mình kiên trì theo đuổi (dù có nhiều thứ vô cùng khác biệt :D)

Feed them challenging problems

Challenge như là một liều thuốc tăng lực kéo nhân viên ra khỏi giường vào mỗi sáng. Thực sự những người làm việc năng suất luôn ham muốn làm việc vì họ đang giải quyết một bài toán khó nào đấy. Họ thèm khát cảm giác “accomplishment” trong công việc của mình.

Trong 1 survey 20,000 người làm trong lĩnh vực IT năm 2004, một tác gải đã trích dẫn lên báo Information Week rằng: khi được hỏi “what matters most to you about your job?” thì có một lượng đa số câu trả lời lựa chọn “challenge of job / responsibility”, bên cạnh các yếu tố 2 & 3 là flexibility and job stability. Còn lương hoặc các chính sách đãi ngộ tài chính khác đứng ở vị trí số 4.

Offer Real Independence

Chúng ta đều thèm khát và tìm kiếm sự tự do, trong chính công việc và cuộc sống. Thực tế, “autonomy” là nhu cầu cốt lõi của con người, ở đây mình xin được dịch là “tự chủ” Người ta đã chứng minh được rằng những người có autonomy càng lớn thì làm việc càng hiệu quả, bản thân họ cũng thấy hạnh phúc hơn trong công việc. Thành viên được làm việc trong 1 nhóm tự chủ sẽ thấy ít mệt mỏi về tinh thần và chủ động hơn vào các hoạt động học tập phát triển bản thân. Muốn team được tự chủ, thì thực sự chúng ta cần cực kỳ “trust”, đẩy niềm tin cho team cảm nhận rằng họ hoàn toàn làm được nó.

“Xây dựng team tự chủ & phát triển” là một trong những mục tiêu chính của năm 2019. Những team “cross functional” của Magestore được giao các thử thách (Trả lời câu hỏi Chúng ta đang giải quyết vấn đề gì vào lúc planning OKR đầu quý), và các team này hoàn toàn có quyền tự chủ trong việc lên cách thức giải quyết vấn đề. Lúc này những người có kinh nghiệm sẽ đứng ở tầm tham vấn. Nói đến đây phải giải thích, 2 thứ hiện nay Magestore đang thực hiện:

  • Không có layer middle manager. Cách đây 4 tháng, nhóm manager chúng mình lựa chọn 2 hướng đi rõ rệt: Trở về lại team và làm ở role Senior hoặc Move sang 1 team mới để làm những công việc liên quan đến Build tổ chức, Management.
  • Vừa tuần qua, Magestore đưa ra chính sách lương mới. Cuối tháng, nhân sự auto nhận full lương, nếu còn đang làm tại Magestore. Thực sự nhấn mạnh hơn nữa về việc Magestore quan tâm đến tính hiệu quả của công việc, chứ ko phải đo đếm nhỏ lẻ hàng ngày. Trong tương lai chúng mình hướng đến chỉ số “company contribution index” phản ánh sự engagement & contribution của 1 cá nhân tới công ty, team và những người xung quanh.

Respect their time

Thời gian là tài sản giá trị nhất với mỗi người chúng ta. Và team họ cũng cần những giờ làm việc “không bị làm phiền” để tập trung giải quyết vấn đề và suy nghĩ hệ thống.

Là founder của công ty, tác giả bài viết đã trải qua trạng thái làm việc đổi mode liên tục, từ họp sang việc sáng tạo rồi lại quay trở lại họp trong vòng 3 giờ đồng hồ. Nhưng điều đó ko có nghĩa là team cũng cần như vậy. Khi team sở hữu sự tập trung, nó sẽ như đòn bẩy để kể cả trong vòng 1 tuần thôi, team cũng có thể tạo ra một sự khác biệt “make significant process”

Điều tương tự cũng nên áp dụng trong lúc nhân viên của chúng ta về nhà. Họ cũng cần tái tạo năng lượng và chăm sóc cho những mối quan hệ của mình. Sự balance giữa công việc và cuộc sống sẽ mang lại sự gắn kết dài lâu của nhân viên.

Give them some breathing room

Có lẽ một văn phòng mở đã là tiêu chuẩn quá đỗi bình thường của các startup. Tuy nhiên các tác giả nghiên cứu đã chỉ ra “open plan” thực chất đang làm giảm đi sự tương tác “face to face” mặt đối mặt và tăng lượng trao đổi bằng email. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra những ngươi làm việc trong văn phòng open space cho rằng họ bị stress hơn bình thường và thực sự phải tìm cách để tập trung làm việc và có cảm hứng trong công việc.

Nếu được, chúng ta nên tạo cho team những không gian làm việc riêng mà ở đó họ hoàn toàn tự do làm việc trao đổi thậm chí mắng chửi nhau mà không sợ bị làm phiền người khác.

Không chỉ là không gian vật lý, chúng ta cũng cần tạo cho team có những không gian thoáng trong “mental & emotional” Hiểu rằng hãy chủ động cắt đi những cuộc họp không cần thiết, gỡ đi những rào cản ngầm trong công việc, thẳng tay loại bỏ đi những process phức tạp mang tính thủ tục.

“If you want to fire up your team, you’ve got to give them room to breathe,” writes Dr. Andrew Johnston in his book, Fired Up: Kindling and Keeping the Spark in Creative Teams. “You need to loosen the physical and emotional constraints that hold them back and hem them in.”

Foster a culture of warmth and energy

Những nhóm hợp tác cao và dễ làm việc với nhau chắc chắn sẽ hiệu quả hơn những nhóm còn lại. Các nhóm làm việc cần tạo ra một không gian làm việc ấm ấp, gần gũi mà ai cũng thấy thoải mái như ở nhà của mình. Tuy nhiên sự ấm áp cũng là một ngón lửa sáng tạo. Chúng ta cần “fan the flames of fresh opportunities and challenges” (cụm này hay quá nên mình ko dịch). Ví dụ như “hack week” có thể là một cách hiệu quả để khiến nhân viên out khỏi guồng làm việc hàng ngày, tìm ra những thử thách mới và cũng là hiểu nhau hơn.

Chốt lại, để xây dựng những team hiệu suất cao chúng ta không chỉ cần mỗi những team building event xuất sắc, mà quan trọng hơn thế ngay trong chính công việc hàng ngày, chúng ta cần một tư duy mở và một tinh thần “nuôi dưỡng” đội nhóm làm việc.