Ông, bà dù nội hay ngoại hay cả hai đều là những kỷ niệm cực kỳ đẹp trong tuổi thơ của chúng mình. Hồi mình lớn lớn và có nhận thức, cả 2 bên ông bà nội ngoại vẫn còn sống. Sau đó dần dần, ông ngoại mình mất hồi mình học đại học năm thứ 3 vì già yếu, ông nội mình mất năm 2012 – đúng năm mình đi lấy chồng vì bệnh đột quỵ, trước sinh nhật mình đúng một ngày, bà nội mình mất tháng 3 năm nay sau nhiều năm bị liệt nửa người và bị tiểu đường. Mình còn bà ngoại, cũng đã 85 tuổi. Bản thân mình rất ám ảnh câu nói này: “Childhood is the kingdom where nobody dies” Mỗi lần nhìn thấy câu nói này mình lại nhớ ông bà vô bờ bến. Và thật trùng hợp, cuốn sách của Bruce Feiler có đề cập một chương đến ông bà theo góc phân tích hiện đại.

Ảnh chụp năm 1989 cùng ông bà nội mình

Có lẽ không thể nói hết về cuốn sách The Secret of Happy Families trong bài viết này được. Vì cuốn sách có quá nhiều thứ hay ho và khác biệt. Mình pick cuốn sách một cách rất tình cờ trên kệ sách. Không ngờ nó lại là một cái duyên để mở ra nhiều tư duy mới mẻ về gia đình. Chắc chắn mình sẽ còn mở ra đọc lại nhiều lần và áp dụng nhiều bài học của tác giả vào chính gia đình của mình.

Cuốn sách này có gì lạ?

Bruce Feiler không phải là một nhà xã hội học hay nhà tư vấn tâm lý tình cảm gì cả. Bác này cũng có sự nghiệp viết lách và những business riêng của mình. Và bác ấy cũng là một người đàn ông bình thường có gia đình gồm bố mẹ đã già yếu, có vợ và 2 cô con gái đang đến tuổi lớn. Gặp trục trặc và ko cảm thấy hạnh phúc với gia đình của mình, bác ấy dành 3 năm cuộc đời để đi tìm những lời giải đáp đến từ những lời khuyên kiểu chính trị, kinh tế, giáo dục, tâm lý… từ những người “giỏi nhất về giải quyết vấn đề” Có người là nhà thương thuyết, có người là chuyên gia thiết kế game, có người là kiến trúc sư có giá. Bạn sẽ còn tìm thấy cả Stephen Convey và Warrent Buffet trong cuốn sách này, ko phải ở thế giới của họ, mà ở khía cạnh gia đình, họ đã xây dựng gia đình của mình như thế nào. Mình rất recommend là các bạn nên đọc cuốn sách thú vị này. Đâu đó mình nhen nhóm kế hoạch dịch cuốn sách này (cứ biết là thế 😉

Quay trở về câu chuyện về ông bà. “The Care & Feeding of GrandParents” là phần thứ 9 trong cuốn sách này. Ở đó, tác giả đã phân tích những lập luận rất khoa học về một khái niệm “alloparents” để giải thích về mặt sinh học ý nghĩa của việc ông bà (chứ ko phải bố mẹ – ruột thịt) chăm nom mình thì như thế nào. Phần tiếp theo đây là một bản pha trộn giữa luận điểm của tác giả và phần phân tích của mình.

Ông bà thường được coi là “tier” thứ 2 trong gia đình của mình, nhưng một số nghiên cứu gần đây lại chỉ ra, họ mới chính là lí do chính đáng để nòi giống con người chúng ta sinh sống thành các gia đình. Điều gì phía sau quan điểm này nhỉ? Alloparents là khái niệm chỉ đến những hành động nuôi dưỡng chăm nom không phải đến từ cha sinh mẹ đẻ – tức có biological khác nhau. Theo khái niệm này thì ai cũng có thể là alloparent, đó có thể là cô giúp trông em bé, chị ruột mình, cô dì chú bác của mình – nhưng trong lịch sử thì chúng ta ghi nhận alloparents nhiều nhất là ông bà chúng mình

Ông bà ở những loài động vật khác sẽ hiếm có cơ hội để trông cháu của mình, vì giới hạn độ tuổi sinh học không cho phép các giống loài khác sống thọ đến vậy, như là con người. Khi đàn ông đi săn bắn, phụ nữ hái lượm thì bà và những người chăm nom khác (alloparents) sẽ chăm sóc những đứa trẻ ở lại. Sự ảnh hưởng của họ lớn tới mức các nhà khoa học còn đặt tên là Hiệu ứng Bà – “The grandmother effect” Đã có rất nhiều cá nghiên cứu chỉ ra những điểm có lợi không thể ngờ của ông bà trong các gia đình hiện đại.

Một nghiên cứu dữ liệu lớn của 66 nghiên cứu nhỏ hoàn thành năm 1992 chỉ ra những người mẹ mà có bà ngoại/bà nội hỗ trợ thì ít bị stress hơn và giáo dục con cái tốt hơn. Thêm vào đó, ông bà càng quan tâm chăm sóc cháu, thì tương quan sẽ có sự chăm nom cũng nhiều đến từ các ông bố (nghiên cứu chỉ ra là như vậy)

Vậy ông bà đang dạy lũ trẻ con những gì?

Họ dạy những đứa cháu của mình những kỹ năng xã hội như cách hợp tác, cách cảm thông với người khác như thế nào. Các nhà nghiên cứu tại trước Brigham Young University đã phỏng vấn 408 người lớn về mối quan hệ của họ với ông bà của mình. Khi có ông bà chăm sóc, nghiên cứuchir ra rằng, những đứa trẻ sẽ có thiên hướng xã hôị hơn, tham gia nhiều hoạt động tại trường, và thể hiện sự để ý đến cảm xúc tâm trạng của người khác xung quanh mình. Bên cạnh đó, nhà khoa học Jeremey Yorgason cũng đã nói, ông bà sẽ là người tiên phong chỉnh đốn những hành vi tiêu cực, để bố mẹ có nhiều không gian khuyến khích những hành vi tích cực.

The Grandparents are Happier

Trong quan sát của mình, Bruce Feiler nhận ra có vẻ như ông bà thì ít mắng mỏ tụi trẻ con hơn là chính bản thân mình và vợ, làm sao ông bà lại có tình yêu vô bờ bến thế nhỉ. Không chỉ là nhiệm vụ. Bruce đi tìm cả giáo sư về ngành Longevity để hỏi về điều này thì nhận được câu trả lời đã được kiểm chứng bằng nghiên cứu 180 người Mỹ từ độ tuổi 80 đến 94, và hỏi về độ hạnh phúc của họ qua mỗi một quãng thời gian ngắn. Thực tế, các cụ già sống hạnh phúc hơn lũ con trẻ. Bạn có ngạc nhiên về điều này?

Thứ 1, ông bà có ít mối bận tâm hơn bố mẹ. Nếu như bố mẹ có đến cả vài chục và cả trăm mối quan hệ cần duy trì, thì ông bà sẽ chỉ còn có khoảng 5 mối quan hệ thực sự thân thiết để để ý tới. Vì vậy họ cũng chia sẻ được nhiều hơn cho những người mình thực sự quan tâm.

Thứ 2, khi càng già, bạn càng nhận thức về tính bất tử cao hơn. Chúng ta đã đến lúc để sợ và để hiểu con người cuộc sống không là mãi mãi. Khi có một cái đồng hồ đếm ngược phía sau như vậy, ông bà trở nên yêu cuộc đời hơn, nhìn mọi sự vật hiện tượng theo hướng tích cực và từ bi hơn.

Vậy khi có những người có chỉ số hạnh phúc cao như thế này sống cùng, gia đình chúng ta đang được hỗ trợ hơn ở những điểm nào?

1- Giảm nhẹ nghĩa vụ chăm sóc

Một người bạn của Bruce là biên tập của tạp chí online Grandparents.com và ông ấy đã chia sẻ một thứ rất thú vị về độc giả của mình. Nếu như bố mẹ thường hay để ý đến những website nói về việc chăm sóc con từ lúc mới đẻ đến 3 tuổi, thì ông bà lại những người tìm kiếm nhiều thông tin của tụi trẻ từ 5 đến 9 tuổi nhiều hơn. Có vẻ như nó trùng hợp với việc khi đứa trẻ con được sinh ra, trong những năm đầu tiên, ông bà cũng ít khi bị nhờ vả. Nhưng khi có đứa trẻ thứ 2 cập bến, thì ông bà lại phát huy tác dụng hơn rất nhiều trong việc chăm sóc bạn thứ nhất này. Các ông bà luôn muốn bù đắp cho đứa cháu bé bỏng trước còn là số 1, nay phải rời xa vòng tay của bố mẹ.

2 – Một nơi trốn thoát an toàn

Thật ra, gia đình nào cũng có nhiều lúc cơm chẳng lành cơm chẳng ngọt. Bố mẹ sẽ cãi nhau vì những chuyên gì đó. Chẳng may tụi trẻ con chứng kiến sẽ không hay chút nào. Nếu như có ông bà bên cạnh, tụi trẻ sẽ có người để tâm sự, bảo ban nhiều hơn.

3 – Bảo ban ân cần chăm sóc

Những bố mẹ hiện đại phương Tây được dạy rằng sẽ không nên involve quá nhiều vào đời sống của tụi trẻ, đặc biệt khi chúng lớn hơn. Nhưng ông bà lại là người có thể làm điều đó. Có rất nhiều research đã chỉ ra những đứa trẻ vị thành niên sẽ được tốt hơn như thế nào khi có một người lớn, bên cạnh bố mẹ chúng, thực sự phát cuồng vì chúng.

Tốt là vậy. Tại sao nhiều gia đình vẫn có conflict rất nhiều với ông bà. Đó chính là ở việc ông bà hay can thiệp vào việc chăm sóc con cái của bố mẹ, trong khi bố mẹ lại không muốn ông bà như thế. Chính vì vậy, tác giả có recommend cho các gia đình nên có những cái rule rất rõ ràng về câu chuyện quyền trong việc chăm sóc con cái là như thế nào.

Your house, your rules; our house, our rules. Nếu như ông bà đến nhà chúng ta chơi vào cuối tuần, bạn cần chia sẻ về rules của mình và giải thích để ông bà hiểu tại sao lại như vậy.

You’re allowed to say what you want, as long as you’re not offended if
we don’t take your advice.
Chắc chắn ông bà sẽ luôn có những lời khuyên cho bố mẹ hay tụi trẻ con. Nhưng có lẽ chúng ta cần giải thích để ông bà hiểu: Hãy chia sẻ điều bố mẹ suy nghĩ, con xin phép lắng nghe nhưng con mới là người quyết định cuối cùng cho việc này.

Grandparent our children; don’t parent them. Thật ra khi ông bà trách cứ cách đứa con gái ăn uống, rồi chúng thể hiện thái độ gì, ông bà nghĩ đang nhận xét chúng. Nhưng thật ra ông bà đang nhận xét cách nuôi dưỡng tụi trẻ nhỏ của bố mẹ chúng. Và cho dù là con, thì chúng ta cũng không thoải mái với việc này.

Cũng không biết, những quy tắc tác gỉả nói ở trên, khi áp dụng ở Việt Nam thì sẽ như thế nào vì thông thường bố mẹ/ông bà của các con chúng ta được lớn lên ở một môi trường rất khắc nghiệt và đậm chất phong kiến. Việc tách rời hoạt động grandparent & parent trong gia đình Việt chắc chắn sẽ rất khó, khó nhất khi ở chung trong cùng 1 gia đình. Nhưng nếu ông bà khá thoải mái thì có lẽ nên tranh thủ giới thiệu những quy tắc này trong gia đình của mình.

Recall lại việc nuôi dưỡng và phát triển cá nhân của mình, mình nghĩ mình là người chịu ảnh hưởng nhiều từ ông bà nội ngoại. Cũng không biết liệu có phải mình ân cần, từ bi, nhẹ nhõm với cuộc đời này có phải nhờ bao nhiêu năm sống với ông bà ngoại, rồi ông bà nội, thay vì ở với bố mẹ hay không nữa. Nhưng chắc chắn, ông bà đóng một vai trò rất lớn trong việc hình thành nhân cách & lối sống của đứa trẻ.