Trong tất cả những bài thuyết trình bạn trực tiếp nghe và xem, bạn ấn tượng với bài nói nào nhất? Bạn có nhận ra điểm gì chung của những bài thuyết trình đó. Liệu có phải người diễn thuyết sẽ đứng lên và trình bày “Ngày hôm nay tôi đến đây để trình bày với các bạn vấn đề abc…” Ồ, điều này có vẻ không lạ lắm, chúng ta hay gặp nó ở trường học, và mình dám cá chúng ta sẽ quên bài thuyết trình này ngay sau đó. Nhưng những thứ tạo ấn tượng & cảm xúc mạnh với các bạn, bạn có thấy điểm trùng hợp nào?
Mình còn nhớ video của tiến sỹ Carol Dweck trên Ted Talk, phần mở đầu của bà khi nói về Growth Mindset bắt đầu bằng câu chuyện của 1 trường trung học tại Chicago, khi học sinh ở đây chưa đạt điểm qua môn, các thầy cô giáo sẽ mark “Not Yet” chứ không phải là Not Pass hoặc Fail. Đó là một câu chuyện ấn tượng, lạ lẫm và đầy cảm hứng cho 1 Growth Mindset.
Vào năm 2007, Steve Jobs cũng đã mở đầu một sự kiện bằng việc kể chuyện Apple đã may mắn ra sao khi reinvent Mcintosh vào năm 1984 thay đổi toàn cục ngành máy tính của thế giới, hay năm 2001, họ giới thiệu iPod – thay đổi toàn bộ ngành giải trí tại thời điểm đó.
Steve Jobs đã bắt đầu như thế trong buổi Keynote giới thiệu iPhone trước toàn thế giới. Và đây không phải là việc ông làm 1 lần, bí kíp này được Steve Jobs sử dụng liên tục trong các bài nói của mình.
Mình thích những câu chuyện mở đầu theo kiểu “Story Telling” như vậy. Và mình tin những câu chuyện sẽ đi vào lòng người hơn, như trải tấm thảm để những lời nói tiếp theo của chúng ta khắc sâu vào khách hàng.
Bạn mất bao lâu để chuẩn bị được bài nói của mình khi cần phải thuyết trình điều gì đó. Có một phương thức nào đó để chúng ta structure những bài nói vừa dễ áp dụng, vừa hiệu quả mà lại không quá phức tạp hay không? Hay lần nào phải thuyết trình, chúng ta đều thấy mệt mỏi với việc viết script?
Steve Jobs sử dụng một phương thức chung cho các bài keynote của mình. Và những chuyên gia như của Ted Talk cũng sử dụng phương thức này. Nó giúp bạn rất nhanh chóng lên draft được một bài thuyết trình hiệu quả.
Chúng ta có 5 bước để structure 1 bài nói, trong đó Story Telling là bước số 1. Các bước lần lượt tiếp theo là:
Khi bạn bắt đầu chuẩn bị 1 bài nói, bạn hãy lấy 1 tờ giấy và viết 5 gạch đầu dòng này ra đầu tiên, sau đó bạn hãy bắt đầu phát triển ý theo dàn bài này.
Bước 1: Story Telling
Hãy kể một sự kiện authentic của bạn. Khó lòng có thểd đi vào lòng người khác nếu chúng ta mua một câu chuyện từ một người khác. Càng authentic thì việc bạn build relationship với nhóm khán giả sẽ càng dễ hơn, dễ đi vào lòng người hơn. Đến đoạn này, bạn có thể kể chuyện vui hoặc buồn, hoặc một điều gì đó bạn đã chứng kiến và khiến bạn thấy nhớ và để tâm.
Bước 2. Pose A Problem
Sau khi bạn đã “hook” câu kéo được sự chú ý của người nghe, bạn cần đi thẳng vào việc, bạn đang giải quyết vấn đề gì hôm nay.
Bước 3. State Your Solution
Hãy đi thẳng đến Solution của bạn. Bạn sẽ mang đến điều gì ngày hôm nay. Solution của bạn dựa trên việc mô tả cách hoạt động, công nghệ đã được phát triển, chi tiết hơn về feature của sản phẩm. Ví dụ như iPhone của Apple, đã được giới thiệu bằng công thức 3 cộng.image772×401 62.1 KB
Và sau đó, Steve Jobs đã nói tiếp trong khoảng 30 phút tiếp theo về Features của iPhone mà khiến người nghe vô cùng thích thú.
Bước 4: Show Some Proofs
Một điều chúng ta hay bị quên trong bài nói của mình là dẫn chứng những thứ củng cố hơn cho solution của mình. Những ai đã dùng, thử nghiệm thì thấy như thế nào, hay trải nghiệm thật sự ra làm sao.
Ví dụ Steve Jobs đã cầm chiếc iPhone và gọi điện thoại cho 2 người bạn của mình ngay trong khán phòng để chứng thực function nghe gọi cực kỳ mượt mà và dễ dàng sử dụng của iPhone. Hay như trong bài nói của Carol Dweck, bà đã dùng những luận chứng khoa học để khẳng định khi Growth Mindset, khi sẵn sàng đối mặt với khó khăn và mở lòng với sự thay đổi, thì các nơ ron thần kinh của bạn hoạt động tích cực hơn.
Bước 5: CTA
Đừng quên điều quan trọng nhất, bạn đang muốn nói gì với người nghe sau tất cả những gì bạn đã nói. Bạn muốn họ mua sản phẩm, bạn muốn có thêm các cuộc trao đổi và trò chuyện với mình, bạn muốn họ gia nhập vào một đội nhóm nào đó. Hãy hướng tới hành động bạn muốn, và nhấn mạnh vào phần cuối của bài chia sẻ.
Bonus RULE OF 3
Trong video chia sẻ về Structure ăn khách này của Steve Jobs, Dave Gerhardt đã có bonus thêm một nguyên tắc vàng trong trình bày vấn đề. Dù nhiều thứ như thế nào đi nữa, hãy chỉ chọn 3 điểm để trình bày & để khiến người ta nhớ được nó. Số 3 đã được chứng minh khoa học hẳn hoi. Hãy nhớ những số điện thoại khẩn cấp bạn cần nhớ ngay lập tức trong tình huống khẩn cấp, nó có mấy chữ số? 115, 113, 911 phải không.
- Tỉ dụ như việc mở màn giới thiệu iPhone bằng việc đưa ra 3 thứ cùng trong 1 device, chứ không phải seperate devices của Steve Jobs đã khiến cả thế giới cực kỳ tâm phục khẩu phục với sản phẩm mới do họ phát minh.
- Hay như trong bài giới thiệu về iPod, Steve đã đưa ra 3 thứ (phút thứ 2’40)
iPod = MP3 Music Player + CD Quality Music + Play all kinds of format (mp3, mp4, wav…)
Các bạn hãy nhớ và thử luyện tập quy tắc 5 bước này cho bài thuyết trình gần nhất nhé! Đừng quên cuối bài nói, bạn sẽ gửi gắm một thông điệp vào vũ trụ để người nghe làm 1 điều gì đó nha.
Jasmine – 2020
Link video gốc: https://insider.drift.com/lessons/learn-how-to-tell-legendary-stories-like-steve-jobs-in-just-six-minutes/